Chị Ly ăn kiêng, cắt giảm khẩu phần nhưng kích thước vòng đùi không thay đổi trong khi cân nặng toàn cơ thể giảm. Lo gầy quá không cân đối, chị đến Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, kiểm tra. Ngày 24/1, BS.CKII Vũ Thùy Thanh cho biết chị Ly có chỉ số khối cơ thể (BMI) dưới 23, tức không bị thừa cân, nhưng lớp mỡ dưới da ở vùng đùi dày (trên 2,5 cm) khiến chân to, dáng người mất cân đối.
Bác sĩ chỉ định sử dụng phương pháp đông hủy mỡ, với mức nhiệt lạnh từ -5 độ C đến -10 độ C gây chết các tế bào mỡ có chọn lọc ở bắp chân. Sau đó, đại thực bào loại bỏ các tế bào mỡ chết này ra khỏi cơ thể theo đường bạch huyết tự nhiên, nhờ đó không gây tăng mỡ máu hay tắc mạch.
Theo bác sĩ Thanh, đông hủy mỡ phù hợp với người không bị béo phì nhưng bị tích mỡ trên bụng, hông, bắp đùi, cánh tay, thân hình cân không cân đối. Đây là những vùng mỡ "cứng đầu", khó loại bỏ bằng cách ăn kiêng, tập luyện.
Chị Ly đo huyết áp trước khi sử dụng phương pháp đông hủy mỡ. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Sau một tháng, số đo vòng đùi của chị Ly giảm được 3 cm trong khi cân nặng không ảnh hưởng nhiều. Khi áp dụng đông hủy mỡ, chị Ly vẫn làm việc, sinh hoạt bình thường.
Theo bác sĩ Thanh, thời gian thực hiện đông hủy mỡ 70 phút, không cần nhập viện, nghỉ dưỡng vì không xâm lấn. Tùy vào độ dày lớp mỡ ở vùng cần điều trị, mong muốn của người bệnh mà số lần có thể ít hoặc nhiều. Buổi điều trị tiếp theo cách buổi đầu khoảng 6-8 tuần để có thời gian cơ thể loại bỏ các tế bào mỡ chết ra ngoài. Hiệu quả rõ rệt sau khoảng ba tuần, tối ưu trong 3-6 tháng sau khi điều trị. Phương pháp này có thể giảm 25% lượng mỡ dưới da tại vùng điều trị trong thời gian ngắn, hiệu quả có thể kéo dài 5 năm nếu tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh.
Người bệnh được sử dụng phương pháp đông hủy mỡ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ảnh minh họa: Bệnh viện cung cấp
Phương pháp này phù hợp cho người có lớp mỡ dưới da từ 2,5 cm trở lên (được đo bằng thước chuyên dụng). Một số trường hợp chống chỉ định điều trị là phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc bệnh nhân quá nhạy cảm với nhiệt độ lạnh ví dụ tan máu khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh song ít gặp.
Minh Đức
Độc giả đặt câu hỏi bệnh nội tiết tại đây để bác sĩ giải đáp