Từ chiều qua đến sáng nay, các thương hiệu kinh doanh vàng trong nước nhiều lần điều chỉnh biểu giá vàng theo diễn biến đi xuống của thị trường quốc tế.
Sáng 26/11, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng tại 82,8 - 85,3 triệu đồng, giảm 1,3 triệu đồng so với cuối chiều qua. Giá loại vàng này tại 4 ngân hàng quốc doanh cũng về 85,3 triệu một lượng.
Nhẫn trơn cũng hạ khoảng 1 triệu đồng một lượng so với cuối chiều qua. Mức chênh giá mua và bán tại các thương hiệu lớn được nới rộng lên từ 1,5 đến 2 triệu đồng mỗi lượng.
Tại SJC, nhẫn trơn xuống 82,7 - 84,7 triệu đồng. DOJI niêm yết giá mua bán ở 82,3 - 84,6 triệu một lượng, còn tại PNJ quanh 83,1 - 84,6 triệu đồng.
Như vậy trong hai phiên giao dịch đầu tuần, mỗi lượng vàng miếng và nhẫn trơn giảm gần 2 triệu đồng một lượng.
try{try{for(const iframe of document.querySelectorAll("iframe[data-src]")){iframe.removeAttribute("sandbox");iframe.setAttribute("src",iframe.getAttribute("data-src"));}}catch(e){}}catch(e){console.log("error_replace_script",e);}
Trên thị trường quốc tế, mỗi ounce vàng hạ gần 100 USD, neo quanh 2.625 USD một ounce. Quy đổi theo tỷ giá bán Vietcombank tương đương 80,7 triệu đồng một lượng. Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới hiện quanh 3,5 - 4,5 triệu đồng một lượng.
Giá vàng đang đối mặt với áp lực trước thông tin Israel-Hezbollah gần đạt thỏa thuận ngừng bắn và Trump có lựa chọn an toàn cho chức Bộ trưởng Tài chính Mỹ.
Tuy nhiên, trong dự báo mới đây của Goldman Sach, họ cho rằng căng thẳng thương mại sẽ leo thang khi ông Donald Trump nhậm chức vào đầu năm sau, có thể kéo nhu cầu vàng lên cao. Kim loại quý khả năng đạt 3.000 USD một ounce vào năm 2025.
Bên cạnh đó, lo ngại về sự bền vững của chính sách tài khóa tại Mỹ cũng giúp kim loại quý tăng giá. Nhà băng Mỹ nhấn mạnh các ngân hàng trung ương - đặc biệt là những nước nắm nhiều trái phiếu chính phủ Mỹ - có thể chọn tăng mua vàng.
Quỳnh Trang